Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Hàng triệu người Việt không hề biết tác hại của nước uống không đạt tiêu chuẩn

Nước chính là “thần dược” mà tạo hóa ban tặng cho con người, nếu biết sử dụng nước đúng phương pháp sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của con người và phòng chống bệnh tật, đặc biệt là các loại bệnh ung thư. Tuy nhiên, rất nhiều người trên thế giới không có đủ nước sạch, nước ngọt để sử dụng và thậm chí họ sử dụng nước bẩn hằng ngày mà không hề biết tác hại của nó. Ở Việt Nam, hiện nay có hàng triệu người Việt đang sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn và chính nguồn nước không đạt tiêu chuẩn này đang gây hại cho sức khỏe con người.

Vậy làm sao để nhận biết nguồn nước không đạt tiêu chuẩn và nó có tác hại như nào?


1. Mùi vị – Nước giếng ngầm: Mùi trứng thối: là do sự hiện diện của khí H2S, kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm. Mùi tanh của sắt và mangan. – Nước mặt (sông, suối, ao hồ): Mùi tanh của tảo: do sự xuất hiện của các loại tảo và vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh. – Nước máy: Mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước. Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tuỳ theo loại mùi vị mà có phương pháp xử lý thích hợp như sử dụng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính,…
2. Màu:  Màu vàng của hợp chất sắt và mangan. Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ. Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Với các quy trình xử lý như sục khí ozôn, clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc có thể làm giảm độ màu của nước. Cần lưu ý, khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ, việc sử dụng hóa chất clo có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt quy định màu của nước nhỏ hơn 15 TCU.
3. Nồng độ pH: Nguồn nước có pH lớn hơn 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH nhỏ hơn 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng. Theo Tiêu chuẩn, pH của nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và pH của nước uống là 6,5 – 8,5. Tuy nhiên, các loại nước ngọt có gas có độ pH từ 2,0 – 4,0. Các loại thực phẩm thường có pH = 2,9 – 3,3. Trong đường ống cấp nước, giá trị pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Cần lưu ý khi pH lớn hơn 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
4. Độ đục của nước: Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật. Nước đục gây cảm giác khó chịu về mặt cảm quan, ngoài ra còn có khả năng nhiễm vi sinh. Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục nhỏ hơn 5NTU, nhưng giới hạn tối đa của nước uống là chỉ là 2 NTU. Các quy trình xử lý như keo tụ, lắng, lọc góp phần làm giảm độ đục của nước.
5. Độ kiềm:Độ kiềm của nước là do các ion bicarbonate, carbonate và hydroxide tạo nên. Trong thành phần hóa học của nước, độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn. Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ kiềm và sức khỏe của người sử dụng. Thông thường, nước dùng cho ăn uống nên có độ kiềm thấp hơn 100 mg/l.
6. Độ cứng: Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước, nhiều nhất là ion canxi và magiê. Nước cứng thường cần nhiều xà phòng hơn để tạo bọt, hoặc gây hiện tượng đóng cặn trắng trong thiết bị đun, ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi. Ngược lại, nước cứng thường không gây hiện tượng ăn mòn đường ống và thiết bị. Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước ngầm. Hiện nay, tùy theo độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau: Độ cứng = 0 – 50mg/l -> Nước mềm Độ cứng = 50 – 150mg/l -> Nước hơi cứng Độ cứng = 150 – 300mg/l -> Nước cứng Độ cứng > 300mg/l -> Nước rất cứng Theo tiêu chuẩn nước sạch, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với nước ăn uống, độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l. Tuy nhiên, khi độ cứng vượt quá 50 mg/l, trong các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn trắng. Trong thành phần của độ cứng, canxi và magiê là 2 yếu tố quan trọng thường được bổ sung cho cơ thể qua đường thức ăn. Chỉ ngoại trừ các chứng bệnh về sỏi thận cần hạn chế việc hấp thụ canxi và magiê ở hàm lượng cao. Có thể khử độ cứng bằng phương pháp trao đổi ion. Sau mỗi chu kỳ lọc, hạt nhựa cation được tái sinh bằng dung dịch muối ăn.
7. Tổng chất rắn hòa tan (TDS): TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là tổng chất khoáng. Tiêu chuẩn nước sạch quy định TDS nhỏ hơn 1.200 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định TDS nhỏ hơn 1.000 mg/l.
8. Độ oxy hóa (Chất hữu cơ): Độ oxy hóa được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Có 2 phương pháp xác định độ oxy hóa tùy theo hóa chất sử dụng là phương pháp KMnO4 và K2CrO7. Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ oxy hóa theo KMnO4 nhỏ hơn 4 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định độ oxy hóa (theo KMnO4) nhỏ hơn 2 mg/l.
9. Nhôm trong nước: Nhôm là thành phần chính trong các loại đá khoáng, đất sét. Nhôm được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, thuốc nhuộm, sơn và đặc biệt là hóa chất keo tụ trong xử lý nước. Nước khai thác từ vùng đất nhiễm phèn thường có độ pH thấp và hàm lượng nhôm cao. Nhôm không gây rối loạn cơ chế trao đổi chất, tuy nhiên có liên quan đến các bệnh Alzheimei và gia tăng quá trình lão hóa. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng nhôm nhỏ hơn 0,2 mg/l.
10. Nước nhiễm Sắt: Do ion sắt hai dễ bị oxy hóa thành hydroxyt sắt ba, tự kết tủa và lắng nên sắt ít tồn tại trong nguồn nước mặt. Đối với nước ngầm, trong điều kiện thiếu khí, sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ và hoà tan trong nước. Khi được làm thoáng, sắt hai sẽ chuyển hóa thành sắt ba, xuất hiện kết tủa hydroxyt sắt ba có màu vàng, dễ lắng. Trong trường hợp nguồn nước có nhiều chất hữu cơ, sắt có thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý. Ngoài ra, khi nước có độ pH thấp, sẽ gây hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa, làm tăng hàm lượng sắt trong nước. Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước có vị tanh, màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l.
11. Nước nhiễm Mangan: Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng với hàm lượng ít hơn. Khi trong nước có mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa. Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Ở hàm lượng cao hơn 0,15 mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng mangan nhỏ hơn 0,5 mg/l.
12. Nước nhiễm Asen (thạch tín): Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa asen nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra asen có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu. Khi bị nhiễm asen, có khả năng gây ung thư da và phổi. Tiêu chuẩn nước sạch quy định asen nhỏ hơn 0,05 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định asen nhỏ hơn 0,01 mg/l.
13. Nước nhiễm Cadimi: Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa hàm lượng cadimi nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra Cadimi có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, nước rỉ bãi rác. Cadimi có thể xuất hiện trong đường ống thép tráng kẽm nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn. Cadimi có tác động xấu đến thận. Khi bị nhiễm độc cao có khả năng gây ói mữa. Tiêu chuẩn nước uống quy định Cadimi nhỏ hơn 0,003 mg/l.
14. Crôm:  Crôm có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, xi mạ, thuộc da, thuốc nhuộm, sản xuất giấy và gốm sứ. Crôm hóa trị 6 có độc tính mạnh hơn Crôm hóa trị 3 và tác động xấu đến các bộ phận cơ thể như gan, thận, cơ quan hô hấp. Nhiễm độc cấp tính có thể gây xuất huyết, viêm da, u nhọt. Crôm được xếp vào chất độc nhóm 1 (có khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi). Tiêu chuẩn nước uống quy định crôm nhỏ hơn 0,05 mg/l.
15. Đồng: Đồng hiện diện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và các dụng cụ thiết bị làm bằng đồng hoặc đồng thau. Các loại hóa chất diệt tảo được sử dụng rộng rãi trên ao hồ cũng làm tăng hàm lượng đồng trong nguồn nước. Nước thải từ nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay phim ảnh cũng góp phần làm tăng lượng đồng trong nguồn nước. Đồng không tích lũy trong cơ thể nhiều đến mức gây độc. Ở hàm lượng 1-2 mg/l đã làm cho nước có vị khó chịu, và không thể uống được khi nồng độ cao từ 5-8 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng đồng nhỏ hơn 2 mg/l.
16. Chì: Trong nguồn nước thiên nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì 0,4-0,8 mg/l. Tuy nhiên do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc hiện tượng ăn mòn đường ống nên có thể phát hiện chì trong nước uống ở mức độ cao hơn. Khi hàm lượng chì trong máu cao có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu. Chì có thể tích lũy trong cơ thể đến mức cao và gây độc. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng chì nhỏ hơn 0,01 mg/l.
17. Kẽm: Kẽm ít khi có trong nước, ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của các khu khai thác quặng. Chưa phát hiện kẽm gây độc cho cơ thể người, nhưng ở hàm lượng > 5 mg/l đã làm cho nước có màu trắng sữa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng kẽm < 3mg/l.
18. Niken: Niken ít khi hiện diện trong nước, ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của ngành điện tử, gốm sứ, ắc quy, sản xuất thép. Niken có độc tính thấp và không tích lũy trong các mô. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng niken nhỏ hơn 0,02mg/l.
19. Thủy ngân: Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân được dùng trong công nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước. Khi nhiễm độc thủy ngân các cơ quan như thận và hệ thần kinh sẽ bị rối loạn. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,001 mg/l.
20. Molybden: Molybden ít khi có mặt trong nước. Molybden thường có trong nước thải ngành điện, hóa dầu, thủy tinh, gốm sứ và thuốc nhuộm. Molybden dễ hấp thụ theo đường tiêu hóa và tấn công các cơ quan như gan, thận. Tiêu chuẩn nước uống quy định molybden nhỏ hơn 0,07 mg/l.
21. Clorua: Nguồn nước có hàm lượng clorua cao thường do hiện tượng thẩm thấu từ nước biển hoặc do ô nhiễm từ các lọai nước thải như mạ kẽm, khai thác dầu, sản xuất giấy, sản xuất nước từ quy trình làm mềm. Clorua không gây hại cho sức khỏe. Giới hạn tối đa của clorua được lựa chọn theo hàm lượng natri trong nước, khi kết hợp với clorua sẽ gây vị mặn khó uống. Tiêu chuẩn nước sạch quy định Clorua nhỏ hơn 300 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định Clorua nhỏ hơn 250 mg/l.
22. Amôni – Nitrit – Nitrat: Các dạng thường gặp trong nước của hợp chất nitơ là amôni, nitrit, nitrat, kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ hoặc do ô nhiễm từ nước thải. Trong đó, amôni là chất gây độc nhiều nhất cho cá và các loài thủy sinh. Nitrit được hình thành từ phản ứng phân hủy nitơ hữu cơ và amôni và với sự tham gia của vi khuẩn. Sau đó nitrit sẽ được oxy hóa thành nitrat. Ngoài ra, nitrat còn có mặt trong nguồn nước là do nước thải từ các ngành hóa chất, từ đồng ruộng có sử dụng phân hóa học, nước rỉ bãi rác, nước mưa chảy tràn. Sự có mặt hợp chất nitơ trong thành phần hóa học của nước cho thấy dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước. Tiêu chuẩn nước sạch quy định Amôni nhỏ hơn 3mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định Amôni nhỏ hơn 1,5 mg/l. Tiêu chuẩn nước sạch và nước uống đều quy định Nitrit nhỏ hơn 3mg/l, Nitrat nhỏ hơn 50mg/l.
23. Sunfat : Sunfat thường có mặt trong nước là do quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có chứa sunfua hoặc do ô nhiễm từ nguồn nước thải ngành dệt nhuộm, thuộc da, luyện kim, sản xuất giấy. Nước nhiễm phèn thường chứa hàm lượng sunfat cao. Ở nồng độ sunfat 200mg/l nước có vị chát, hàm lượng cao hơn có thể gây bệnh tiêu chảy. Tiêu chuẩn nước uống quy định sunfat nhỏ hơn 250 mg/l.
24. Florua: Nước mặt thường có hàm lượng flo thấp khoảng 0,2 mg/l. Đối với nước ngầm, khi chảy qua các tầng đá vôi, dolomit, đất sét, hàm lượng flo trong nước có thể cao đến 8-9 mg/l. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng flo đạt 2 mg/l đã làm đen răng. Nếu sử dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng Flo cao hơn 4 mg/l có thể làm mục xương. Flo không có biểu hiện gây ung thư. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng flo trong khoảng 0,7-1,5 mg/l.
25. Xyanua: Xyanua có mặt trong nguồn nước do ô nhiễm từ các loại nước thải ngành nhựa, xi mạ, luyện kim, hóa chất, sợi tổng hợp. Xyanua rất độc, thường tấn công các cơ quan như phổi, da, đường tiêu hóa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng xuanua nhỏ hơn 0,07 mg/l.
26. Coliform: Vi khuẩn Coliform (phổ biến là Escherichia Coli) thường có trong hệ tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E. Coliform bằng 0. Riêng Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn / 100 ml.

Chia sẻ mẹo giúp tăng tuổi thọ của máy lọc nước

Ngày nay, máy lọc nước có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi gia đình. Mặc dù máy lọc nước đang là một thiết bị giúp bảo vệ sức khỏe của gia đình nhưng rất nhiều gia đình sử dụng máy lọc nước không đúng cách khiến cho máy lọc nước nhanh hỏng, hạn chế tuổi thọ của máy giống như phiếu bảo hành.

Sau đây, An Đạt Phát xin mách các bạn một số mẹo nhỏ giúp tăng tuổi thọ của máy lọc nước, cũng như lõi lọc nhằm giảm chi phí kinh tế của gia đình nhé. 



·    Phương pháp giúp tăng tuổi thọ máy lọc nước

Do mỗi gia đình, mỗi khu vực là một nguồn nước cấp khác nhau (nước bẩn, nước sạch, nước nhiều canxi, nhiều clo..), mỗi gia dình có một mức sử dụng nước nhiều ít là khác nhau. Chính vì vậy việc bảo trì máy, thay thế lõi lọc, cách sử dụng máy cũng khác nhau. Để sử dụng tốt nhất và kéo dài tuổi thọ của máy cần phải tuân thủ các chỉ dẫn sau đây:

– Không lắp đầu vòi của máy vào nguồn nước nóng
– Không làm đóng băng hệ thống
– Trước khi sử dụng máy mới hoặc máy đã lâu không sử dụng, cần xả nước trong vòng 10 phút đến 30 phút. Với dòng máy RO nên để máy hoạt động 10 đến 20 phút sau đó mở vòi ra tháo hoàn toàn bộ nước bên trong để rửa sạch các bình chứa và ống dẫn.
– Với những nơi có áp lực nước lớn (nhà cao tầng) phải điều chỉnh lượng nước đầu vào ở lưu lượng nhỏ bằng cách vặn nhỏ van nước đầu vào. Khi đi vắng nhà tốt nhất nên khóa các van nước đầu vào của hệ thống lọc.
– Khi xảy ra sự cố rò, rỉ phải khóa ngay van nước nguồn vào thiết bị lọc và thông báo cho bộ phận kỹ thuật của công ty, đại lý để xử lý.
Mỗi máy lọc nước sẽ có tuổi thọ lõi lọc khác nhau và cũng tùy vào nguồn nước, nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên khi khách hàng sử dụng nên thay thế lõi lọc theo đúng định kì nhà sản xuất khuyến cáo để đảm bảo chất lượng nước đầu ra tốt nhất.
– Định kì nên tháo cốc lọc ra vệ sinh lõi lọc hoặc hoàn nguyên lõi (Nếu lõi lọc có thể hoàn nguyên được)
Lời khuyên của chúng tôi: nên vệ sinh hoàn nguyên và thay thế lõi lọc nước đúng định kì.
Lõi lọc nước đóng vai trò quan trọng nhất trong máy lọc nước, nó quyết định đến chất lượng nước đầu ra của máy.
Chức năng của lõi lọc là giữ lại những tạp chất lẫn trong nguồn nước sau khi đi qua lõi lọc. Vì thế, sau một thời gian sử dụng, các tạp chất & chất độc hại sẽ tích tụ lại ở lõi lọc cùng với nhiều sinh khuẩn, có thể bít kín màng lọc hoặc gây ra hiện tượng thẩm thấu ngược lại nước sau lọc. Điều đó làm cho chất lượng nước sau lọc không đảm bảo, ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra những thiệt hại về kinh tế.
Vì vậy việc thay thế lõi lọc đúng kỳ là điều phải làm khi bạn sử dụng máy lọc nước.
Tác hại của việc không thay lõi lọc nước đúng hạn

Có 1 thuật ngữ người ta vẫn dùng để nói đến công việc vệ sinh lõi lọc nước là “hoàn nguyên” lõi. Việc hoàn nguyên lõi là cần thiết, nó làm cho tuổi thọ lõi lọc kéo dài hơn và giúp bạn tiết kiệm được chi phí thay lõi. Thế nhưng việc hoàn nguyên lõi lọc không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không cần phải thay lõi.
 
Để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình, đồng thời là cách để bạn tiết kiệm hiệu quả khi sử dụng máy lọc nước, cần thay thế lõi lọc định kỳ.
 
Khi mua máy lọc nước khách hàng nên mua tại các đại lý uy tín, có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp
 
Cách sử dụng máy lọc nước rất quan trọng nó sẽ quyết định đến vấn đề sức khỏe và một phần tài chính của gia đình bạn. Vì thế bạn nên đọc kỹ hướng dẫn để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.


Mẹo nhanh giúp xác định máy lọc nước Nano Geyser chính hãng



Trên thị trường ngày nay, ngập tràn các loại máy lọc nước với các chủng loại, mẫu mã, giá bán khác nhau. Hầu như ngày nào, bộ phận chăm sóc khách hàng An Đạt Phạt đều nhận được những câu hỏi như:
“Sao tôi thấy máy Nano có nhiều lõi lọc vậy? Thế dùng máy lọc nước có mấy lõi lọc là tốt nhất hiện nay?  Có cách nào biết được hàng kém chất lượng hay hàng giả không…?”
Rất nhiều câu hỏi và băn khoăn được đặt ra khi bạn định mua máy lọc nước nano Geyser, đặc biệt là mua máy lọc nước nano Geyser chính hãng lại khó hơn nhiều. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ giúp bạn biết những mẹo nhanh để chọn mua 1 máy lọc nước Nano tốt nhất, phù hợp nhất.
Mẹo nhanh giúp xác định máy lọc nước Nano Geyser chính hãng

Bước thứ 1: Để mua được máy lọc nước phù hợp, trước hết bạn phải xác định rõ nguồn nước của gia đình cần lọc. Đối với công nghệ nano, nguồn nước đầu vào thông thường sẽ là nguồn nước máy thành phố, với nguồn nước giếng hoặc nguồn nước khác thì cần có cấu hình chuyên xử lý tăng cường.
Bước thứ 2: Là bạn cần xác định: Sử dụng máy lọc nước lắp ráp hay máy nhập khẩu nguyên chiếc. Với máy lắp ráp tại Việt Nam, như đã phân tích ở trên, rất đa dạng về số lõi lọc và chủng loại. Vậy nhiều lõi lọc là tốt?
Trên thực tế có rất nhiều đơn vị quảng cáo 8 lõi, 9 lõi thế hệ mới nhưng bản chất của các máy lọc nước này là lắp thêm các lõi lọc nước T33 nằm ngang không có nhiều tác dụng lọc, bên cạnh đó rất khó để kiểm soát chất lượng, đôi khi làm bẩn thêm nguồn nước sau lọc(lõi lọc chính nằm ở số 3). Các cấu hình nhiều lõi đa phần do các đại lý tự ý lắp lên do vậy có thể thấy rằng chất lượng rất khó đảm bảo vì chất lượng linh kiện lõi lọc rất khó kiểm soát, nhất là trong tình hình thị trường linh kiện lọc nước có quá nhiều nguồn hàng trôi nổi như hiện nay.
Để loại bỏ các nguy cơ nhiễu loạn thị trường, người dùng trong nước, năm 2014 máy lọc nước Geyser nhập khẩu nguyên chiêc đã có mặt tại Việt Nam. Đến năm 2015 là 1 bước tiến lớn cho máy lọc nước nhập khẩu nguyên chiếc từ Geyser LB Nga khi mà máy được nâng cấp lên 1 tầm cao lớn và có thể được coi thực sự là dòng máy lọc nước thế hệ mới thực sự với những cải tiến đáng kể, tên của dòng máy lọc nước này là Geyser ECOTAR 2015  có 6 lõi lọc
Máy lọc nước Geyser ECOTAR có những ưu điểm vượt trôi so với các dòng máy nhập khẩu, liên doanh thông thường:
+ Khả năng xử lý tốt hơn Nitrat, Nitrit, Amoni, hữu cơ, sắt, Mn
+ Khả năng xử lý tốt hơn các loại khuẩn, vi rút
+ Có khả năng xử lý các chất thải dược phẩm, chất thải sản xuất công nghiệp

Nhận diện máy lọc nước nano Geyser nhập khẩu chính hãng

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện các nguồn hàng  không được nhập khẩu từ Liên bang Nga bằng nhiều con đường khác nhau đi vào Việt Nam, Geyser cũng cảnh báo những nguồn hàng không nhập trực tiếp từ Geyser có nguy cơ là các hàng giả, hàng kém chất lượng đang xuất hiện càng nhiều tại thị trường Nga. Vậy làm sao để phân biệt các loại hàng hóa này?
Hiện nay, máy lọc nước nano Geyser nhập khẩu nguyên chiếc chính hãng từ Liên bang Nga do công ty Cổ phần Kỹ thương An Đạt Phát được ủy quyền phân phối duy nhất tại Việt Nam. Hàng hóa được nhập trực tiếp từ Geyser LB Nga với đầy đủ CO, CQ và hệ thống đại lý dịch vụ tiêu chuẩn.

Máy lọc nước nano Geyser CHÍNH HÃNG có các đặc điểm sau:
+ Có số Series trên từng máy để quản lý
+ Có đủ CO, CQ từ Geyser LB Nga
+ Có tem model, xuất xứ trên thân máy
+ Có phiếu bảo hành chính hãng với cam kết chất lượng nước sau lọc trên toàn hệ thống của An Đạt Phát